Thời
gian gần đây, thông tin nhiều người kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản
tươi sống đã sử dụng phân urê trộn với đá, thuốc tẩy javel để giữ hải
sản tươi lâu, dễ bán hơn đã khiến nhiều người lo ngại. Việc sử dụng
những loại thực phẩm này sẽ gây rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh
hưởng đến gan, thận.
Dễ gây ngộ độc cấp tính
Urê
là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp. Đây là loại hóa
chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ
nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để
bảo quản nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối. Hải sản là
thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi chúng bị tẩm
ướp urê, chất tẩy javel thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ
độc cho người dùng.
Hải sản "ngâm" urê, javen có thể gây rối loạn tuyến giáp,
ảnh hưởng đến gan, thận. Ảnh: MH
Khi
sử dụng đạm urê tẩm ướp, bảo quản hải sản, đạm urê sẽ ngấm trực tiếp
vào cá. Sau đó dù có được rửa kỹ nhiều lần vẫn không loại bỏ được hết
các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể
người, nếu lượng urê quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp,
rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... Ngoài ra, urê có thể chứa
các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng
mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không
kịp sẽ gây tử vong.
Có thể phân biệt bằng mắt thường
Để
đánh lừa người tiêu dùng, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa
thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê nên người mua không tinh ý
vẫn sẽ mua phải. Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm
quan.
Với
các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là
mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã
được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn
chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê nhìn bề ngoài
thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Độ đàn hồi
thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có
mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước cá sẽ mềm,
lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá
biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm… nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm;
khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có
mùi hôi…
Để
tránh mua phải hải sản "ngâm" hóa chất, khi chọn hải sản người mua nên
kiểm tra kỹ. Nên chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ
ràng. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không
nên ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét